CÀI CHỨNG CHỈ SSL MIỄN PHÍ TỪ LET’S ENCRYPT LÊN HOSTING – Phần 1

Kể từ 2014, Google đã chính thức ưu tiên các website hỗ trợ giao thức HTTPS trên kết quả tìm kiếm. Điều này cũng dễ hiểu vì một website có giao thức HTTPS với một chứng chỉ SSL hợp lệ sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ giả mạo, an toàn với người dùng do các dữ liệu gửi đi từ trình duyệt tới máy chủ website đã được mã hóa.

Hiện nay các dịch vụ hosting đều hỗ trợ chứng chỉ SSL miễn phí từ tổ chức phi lợi nhuận Let’s Encrypt nên bạn có thể tận dụng để giúp website mình chuyên nghiệp và tạo sự tin tưởng với người dùng hơn. Còn nếu host bạn chưa hỗ trợ tính năng cài đặt chứng chỉ SSL miễn phí từ Let’s Encrypt thì cũng không sao cả, mình sẽ có cách cài đặt thủ công ở trang sau.

SSL là gì và Let’s Encrypt là gì?

Chứng chỉ SSL là một loại chứng chỉ giúp mã hóa thông tin trên các thiết bị hoặc ứng dụng có hỗ trợ mã hóa bằng chứng chỉ SSL. Chứng chỉ SSL sẽ có hai phần gồm Private Key và Public Key, trong đó Public Key sẽ được cài ở ứng dụng đầu cuối mà trình duyệt hay các ứng dụng khác có thể truy cập đọc được, còn Private Key sẽ được cài đặt ở ứng dụng xử lý tiếp nhận dữ liệu, mục đích hoạt động giống như chìa khóa để giải mã các dữ liệu gửi đi từ thiết bị đầu cuối đã được mã hóa thông qua Public Key.

Muốn có chứng chỉ SSL bạn phải đăng ký với các tổ chức xác thực như Comodo, GeoTrust, Symantec,…với chi phí nhất định, chứng chỉ SSL cũng chia thành 3 loại như DV, OV hay EV tùy theo từng loại hình website của bạn. Do bài này không phải là serie về SSL nên mình sẽ nói chi tiết hơn về một serie chuyên biệt về SSL nhé.

Còn Let’s Encrypt là một tổ chức xác thực SSL giống như Comodo, GeoTrust, Symantec nhưng cái khác là họ là tổ chức phi lợi nhuận được thành lập với sự bảo trợ của những tổ chức lớn trên thế giới Cisco, Akamai, Mozilla, Facebook,…với mục đích là cung cấp chứng chỉ SSL miễn phí cho mọi người giúp mọi website đều được mã hóa, tạo nên một môi trường internet an toàn hơn.

Do đó, chứng chỉ SSL tại Let’s Encrypt sẽ không khác gì với các loại chứng chỉ SSL khác mà chỉ khác ở chỗ bạn phải gia hạn mỗi 90 ngày một lần. Gia hạn thế nào thì mình sẽ nói chi tiết ở phần cài đặt nhé.

Cách cài đặt SSL miễn phí lên Shared Hosting dùng cPanel

Ở bài này mình sẽ chia ra làm 2 phần, phần cài tự động với công cụ có sẵn trên host nếu nhà cung cấp có hỗ trợ, và phần cài thủ công với các host không có hỗ trợ tính năng cài tự động. Do vậy mình sẽ chia bài ra làm 3 trang, các bạn vui lòng nhấn vào liên kết trang phía dưới để chuyển sang nội dung cần xem nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *