Vài điều cần biết trước khi bỏ tiền ra mua tên miền

Thị trường tên miền (domain market) tại Việt Nam tương đối dễ dàng và tạo nhiều thuận lợi cho người mua. Hầu như chỉ có 2 trường hợp xảy ra khi bạn đi mua tên miền:

– Trường hợp 1: Tên miền bạn cần chưa được ai sỡ hữu 

– Trường hợp 2: Tên miền đã được sỡ hữu một cá nhân hoặc doanh nghiệp

Bài viết sau đây sẽ giới thiệu các bước để mua được tên miền như ý trong từng trường hợp kể trên.

Gợi Ý

1. Đầu tiên kiểm tra xem tên miền bạn cần đã được ai sỡ hữu hay chưa?

Thao tác để kiểm tra xem tên miền của bạn thuộc trường hợp nào như sau:

– Check các website đăng bán tên miền: chỉ cần Google “mua tên miền” và truy cập vào các kết quả đầu tiên, sau đó gõ tên miền bạn đang cần vào để tìm kiếm. Nếu tên miền của bạn xuất hiện ở các trang này, nghĩa là bạn thuộc trường hợp 1. Bạn chỉ việc liên hệ với người bán và mua thôi. 

– Kiểm tra xem tên miền có đang hoạt động hay không? Hãy truy cập vào địa chỉ tên miền bạn cần. Nếu đây là website trống/ website giữ chỗ (website chỉ có link và quảng cáo bằng text), thì tên miền này thuộc trường hợp 2: domain chưa được sử dụng và đang được sỡ hữu bởi một nhà đầu tư tên miền.  

– Nếu bạn thấy đây là một blog hoặc website công ty, domain này cũng thuộc trường hợp 2. Chỉ có một điểm khác biệt là nó đang được sử dụng bởi một công ty hoặc một cá nhân nào đó chứ không phải nhà đầu tư tên miền.  

2. Nếu tên miền bạn cần được sỡ hữu bởi một nhà đầu tư tên miền (domain investor)

Trường hợp này tương đối dễ thở khi nhà đầu tư tên miền (domain investor) sỡ hữu tên miền với mục đích bán lại. Chi phí cho tên miền cũng rất hợp lý, việc liên hệ và làm thủ tục với họ cũng rất dễ dàng và nhanh chóng.

3. Nếu tên miền bạn cần đang được sỡ hữu bởi cá nhân hoặc một công ty khác

Trong trường hợp này, mọi thứ đều phụ thuộc vào việc liệu công ty hoặc cá nhân đó có muốn bán lại tên miền hay không, cộng với khả năng thương thuyết của bạn. Sau đây là một vài gợi ý trong cách tiếp cận với từng trường hợp:

Trường hợp 1: nếu tên miền bạn cần đang do một cá nhân sỡ hữu 

Khởi đầu bằng việc email dò hỏi giá trị chuyển nhượng mong muốn của chủ sỡ hữu. Nếu bạn không dò được giá chính xác, hãy đề nghị người sỡ hữu tên miền cho bạn một khung giá ước lượng. Bạn không nên là người đưa ra mức giá đầu tiên (trừ khi bạn thực sự phải sỡ hữu tên miền này bằng bất cứ giá nào), vì nếu may mắn chủ sỡ hữu sẽ ra một mức giá “hời” cho tên miền họ đang nắm.

Tuy nhiên cũng đừng ngạc nhiên khi bạn nhận được các hồi đáp như “Tôi không chắc lắm về việc bán tên miền này” hoặc “Tôi không nghĩ là tôi muốn bán nó”, thậm chí “Hiện tại tôi chưa dùng tên miền này nhưng tôi luôn có dự định phát triển nó trong tương lai”. Tệ hơn, bạn sẽ lâm vào tình cảnh tên miền có ý nghĩa “tinh thần” đối với người sỡ hữu, và họ ra một mức giá “trời ơi” cho việc chuyển nhượng lại nó. Giải pháp duy nhất là bạn cần chuẩn bị 2 – 3 tên miền phụ để phòng trường hợp thương thuyết không thành công.

Trường hợp 2: Tên miền bạn cần được sỡ hữu bởi một công ty 

Trong trường hợp này bạn cần tham khảo các dịch vụ môi giới mua bán tên miền (domain broker), vốn sẽ có nhiều kinh nghiệm thương thảo với các công ty lớn và sẽ giúp bạn làm việc với những “ông bự” này dễ dàng hơn.

Tuỳ vào bên cung cấp dịch vụ môi giới mua bán tên miền mà họ sẽ yêu cầu bạn trả 10% – 20% giá trị của hợp đồng mua bán tên miền. Nếu bạn thực sự cần tên miền đó điều này sẽ giúp bạn đỡ tốn thời gian và tiết kiệm nhiều tiền, nhất là khi bạn tìm đúng broker đã làm việc với nhiều công ty lớn từ trước.

4. Ngoài ra, nếu bạn gặp trường hợp tên miền bạn cần đang bị chiếm dụng bất hợp pháp

Tuy vậy, nếu tên miền của bạn bị sỡ hữu bất hợp pháp, đừng lo lắng. Hiện tại cơ chế luật pháp tại quốc tế và Việt Nam cho phép bạn đòi lại tên miền thuộc sỡ hữu hợp pháp của mình. Thông qua UDRP – Uniform Domain Name Dispute Resolution Policy – Bộ nguyên tắc xử lí tranh chấp tên miền chung của Cơ quan Internet quản lý số liệu và tên miền được chuyển nhượng (ICANN– Internet Corporation for Assigned Names and Numbers. Ở Việt Nam, nguyên tắc này được thừa nhận và quy định tại thông tư số 10/2008/TT-BTTTT ngày 24/12/2008; cụ thể ở:

Thông tư số 10/2008/TT-BTTTT ngày 24/12/2008 – Điều II – Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến việc đăng ký chiếm giữ sử dụng hoặc sử dụng tên miền theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

Kế đến, bạn có thể nhờ tới sự hỗ trợ của các tổ chức được ICANN chỉ định có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tên miền quốc tế sau đây:

– Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO – http://www.wipo.int/amc/en/domains)

– Diễn đàn trọng tài quốc gia (NAF – http://domains.adrforum.com)

– Công ty CPR (http://www.cpradr.org)

– Công ty eResolution.

Hy vọng với bài viết này, KDATA.VN sẽ giúp bạn sỡ hữu được tên miền mong muốn một cách dễ dàng hơn!

Nguồn: Techtalk via KDATA.VN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *