Conversion rate là gì? Cách tăng tỉ lệ chuyển đổi cho website

Tại sao site lên top nhưng lại chẳng có khách hàng nào ? Tại sao traffic thì nhiều mà số lượng đơn hàng lại kém? Mình làm offpage tốt lắm chứ mà chẳng hiểu vì sao tỉ lệ Bounce Rate lại cứ tăng dần chứ không có dấu hiệu khả quan hơn. Bạn đã bao giờ tự hỏi những câu như vậy chưa ? Bạn đã bao giờ nghe qua cụm từ “ Conversion rate ” hay “ tỉ lệ chuyển đổi ” chưa.

Nếu bạn đã nghe qua và có sự quan tâm nhưng chưa áp dụng thì đó cũng được xem như một dấu hiệu tốt nhưng chưa đủ. Còn nếu bạn đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh online mà vẫn cảm thấy xa lạ với nó thì quả thật là một thiếu sót lớn, đây là lúc bạn nên bắt đầu tìm hiểu về nó. Vì sao mình lại nói như vậy ?

Trong mảng online business, việc kiếm tiền trên mạng với cách thức phát triển website hiện nay không chỉ dừng lại với việc SEO từ khoá lên top nữa, mà top rồi thì bạn phải biến traffic thành khách hàng và xa hơn là khiến họ hào hứng việc quay lại. Khi đó, bạn mới thành công trong việc kinh doanh online bằng website.

Conversion Rate là một chỉ số quan trọng trong chiến lược paid search của bạn. Nếu bạn không thể chuyển đổi từ traffic sang leads, thì mục đích bạn quảng cáo là gì ? Vậy trong bài viết hôm nay mình sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về Conversion rate quan trọng như thế nào và cách để làm tăng tỉ lệ chuyển đổi cho website của bạn.

Gợi Ý

Conversion rate là gì?

Conversion rate là gì?
Conversion rate là gì?

Tỉ lệ chuyển đổi (CR – Conversion Rate) chỉ ra được độ hiệu quả của website bạn biểu thị dưới dạng chỉ số phần trăm, thông số biểu thị tỉ lệ mà người dùng truy cập và thực hiện các hành động tương tác như đăng kí thành viên, điều form khảo sát, đặt hàng, thanh toán…trên tổng số người “ ghé thăm” trang web của bạn.

Cách tính tỉ lệ chuyển đổi:

CR (tỉ lệ chuyển đổi) = (Tổng số mục tiêu đặt được/ Tổng số truy cập vào website) x 100%

 

Ví dụ: Một website chuyên bán đồ gia dụng, target bán hàng sale trong đợt khuyến mãi tháng 10 vừa rồi thống kê có 550 lượt truy cập, trong đó có 260 lượt đăng ký mua hàng. Suy ra,có thể tính được tỉ lệ chuyển đổi :

CR =260/550*100%  = 47%

Đối với các trang web bán hàng thì tỉ lệ chuyển đổi có vai trò cực kỳ quan trọng.Tỉ lệ chuyển đổi có giá trị càng cao thì chứng tỏ website bạn đang hoạt động càng hiệu quả, chứng tỏ chiến dịch marketing của công ty bạn đang đi đúng hướng. Vậy thường tỉ lệ chuyển đổi thành gì ? Cụ thể như :

  • Tỉ lệ chuyển đổi thành cuộc gọi: có bao nhiêu cuộc điện thoại đến số tổng đài của công ty trên 1000 lượt truy cập website
  • Tỉ lệ chuyển đổi thành hình thức mua hàng ( hoàn thành đơn hàng ): có bao nhiêu đơn hàng được bán ra trên 1000 lượt truy cập website
  • Chuyển đổi thành thành viên đăng ký: bao nhiêu thành viên đăng ký mới trên 1000 lượt truy cập….

Tầm quan trọng của Conversion Rate (CR)

Tầm quan trọng của Tỉ lệ chuyển đổi

Tầm quan trọng của Conversion Rate (CR)

Theo kinh nghiệm về mảng lĩnh vực công nghệ cho thấy, việc theo dõi thường xuyên tỉ lệ chuyển đổi sẽ cho bạn biết được hiệu suất trang web của mình hoặc ứng dụng mua bán , nắm bắt được tỉ lệ người dùng, cho phép bạn đánh giá khách quan nhất về mức độ thành công của website, đồng thời còn có thể xác định được xu hướng thị hiệu, nhu cầu của khách hàng trong các lĩnh vực và cần phải cản thiện mặt nào.

Cải thiện tỉ lệ chuyển đổi đồng nghĩa với việc giúp công ty bạn kiếm được nhiều doanh thu hơn, nhiều hợp đồng hơn trong cùng một lưu lượng người dùng truy cập.

Cách tăng tỉ lệ chuyển đổi cho website

Tốc độ tải trang

Nâng cao chất lượng tốc độ cho trang web: Đây là một yếu tố quan trọng trong mục tiêu hướng đến một trang web thân thiện với người dùng. Nếu như bạn truy cập vào một trang web và chờ nó download lâu, mất thời gian thì liệu bạn có đủ kiên nhẫn để đợi chờ trong khi bạn có vô vàn sự lựa chọn khác ? Liệu bạn còn muốn ghé đến xem trong lần sau ?

Đây sẽ là một trong những trở ngại khiến bạn có thể thất thoát lớn lượng khách hàng tiềm năng truy cập vào trang web. Một khi lượng truy cập bị giảm đáng kể thì làm sao sự tương tác với website có thể cao được ? Thế nên để một giao diện website mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng thì phải quan tâm đến tốc độ tải trang hàng đầu.

Tối ưu hoá giao diện

Tối ưu hoá giao diện tăng tỉ lệ chuyển đổi

Tối ưu hoá giao diện

Tối ưu hoá 2 yếu tố cần thiết quan trọng là UX/UI, giao diện trông bắt mắt, đẹp và thân thiện. Theo tự nhiên,khi tiếp cận với bất kì hình ảnh, giao diện nào, ấn tượng đầu tiên đập vào mắt đó chính là chú ý tới thẩm mỹ, điều luôn thu hút mọi người. Vì thế, những trang web sở hữu giao diện thiết kế đẹp mắt, chuyên nghiệp và thể đẳng cấp doanh nghiệp thì bao giờ cũng sẽ tạo thu hút, thiện cảm và cả sự tin tưởng cho khách hàng hơn.

Để xây dựng giao diện cần có sự đầu tư nhất định về mặt hình ảnh, màu sắc, content, cách bố trí bố cục khoa hoc, thông tin rõ ràng,… Tuy nhiên giao diện đẹp phải đi đôi cùng với thân thiện và tiện dụng nữa, nghĩa là đem lại sữ thoải mái, dễ dàng, nhanh chóng, tiện lợi trong quá trình trải nghiệm của người dùng.

Một số giải pháp lập trình cho website trở nên cải tiến hơn đó là tích hợp các hình thức thanh toán online, tích hợp giỏ hàng vào mục sản phẩm, tối ưu hoá trên các thiết bị điện tử, tốc độ download nhanh như đã đề cập ở trên,…

Nếu bạn cần cải thiện website của mình để tăng UX, trải nghiệm người dùng, tạo chuyển đổi cao = Bạn có thể tham khảo dịch vụ thiết kế website của Mona Media với sự tư vấn rõ ràng để bạn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

Xây dựng nội dung thu hút, rõ ràng

Trong phần này sẽ được đào sâu kĩ hơn vì đây là phần “then chốt” để tạo nên tính hấp dẫn cho một website. Khi kinh doanh, bạn luôn nên đặt tâm thế mình vào vị trí của khách hàng để hiểu được mong muốn thì mới có thể đáp ứng nhu cầu của họ.

Nhiệm vụ của bạn là truyền tải thông tin đến khách hàng sao cho hình thức trình bày vả cả dữ liệu cung cấp đều phải ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ ý nhất để khách hàng có thể tập trung nắm bắt nội dung. Content bạn cần phải đủ hấp dẫn nhưng đừng quá dài dòng để người dùng hiểu được họ đang đọc gì, tại sao cần nên quan tâm đến thông tin đó, tại sao họ nên tin tưởng bạn,…

Các mục chứa trong nội dung

Bên cạnh đó, để việc triển khai nội dung hiệu quả hơn bạn nên chú ý những mục sau:

Headline (tiêu đề): Đây là phần khởi đầu nằm trên cùng bài viết và được mô tả ngắn gọn, tóm tắt. Bạn nên chú trọng nó vì nó tóm gọn những thông tin quan trọng nhất để khách hàng quyết định có nên theo dõi tiếp trang web của bạn hay không.

Subtitle (các đề mục con, các thẻ heading…) : Đây sườn bài viết , nó cho phép khách hàng dễ dàng theo dõi hơn, phân loại những thông tin bạn cung cấp.

Bullet point: hiểu tổng quan là những mục nhỏ có chứa thông tin nào đó. Có một số khách hàng họ chỉ đơn giản truy cập trang web bjan để tìm kiếm một thông tin hay thông số nào họ đang cần thôi. Khi đó họ sẽ chú ý nhiều hơn ở bullet point này. Bởi vậy đó là lý do vì sao bạn cần trình bày nội dung rõ ràng và khoa học.

Social proof: như tiêu đề thì những bài viết có bao gồm số liệu, bằng chứng cụ thể thì thường sẽ có tỉ lệ tiếp cận cao những bài viết tương tự khác.

Testimonial: Phần này là mục đánh giá của khách hàng. Mục này thể hiện mức độ hài lòng của người dùng khi trải nghiệm sử dụng trên trang web của bạn. Bạn cũng nên chú ý kĩ đến mục này vì mức ảnh hưởng của nó như con dao hai lưỡi.

Ứng dụng Call to Action (Lời kêu gọi hành động) hiệu quả

Bạn để ý sẽ thấy thường trên shopee, phần mục flash sale sẽ có tích hợp đồng hồ đếm ngược thời gian mỗi khi có chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng,… Đấy là một dạng Call to Action, một cách gợi ý mua hàng hiệu quả đối với các website bán hàng, đánh vào tâm lý khách hàng thường ham đồ sale, giá rẻ nên phải nhanh tay mua vì sợ chậm trễ sẽ hết hàng. Một số cách để kêu gọi hành động nữa là tích hợp nút Mua ngay, Đặt hàng ngay, dòng text, đính kèm hình ảnh,…

Call to action luôn là giải pháp hàng đầu để gia tăng tỉ lệ chuyển đổi hiệu quả. Các website hiện nay hầu như đều áp dụng phương pháp này để thu hút khách hàng, tăng doanh thu, và nghiễm nhiên người ta cũng đã có sự tính toán logic, hợp lý trước.

Thiết lập A/B Testing

Thiết lập A/B Testing

Thiết lập A/B Testing

Chỗ này hiển thị giống như một bài kiểm tra, trước hết bạn cần thiết kế landing page hiệu quả và thử nghiệm với 2 landing page A hoặc B, thu thập ý kiến của khách hàng và tổng hợp lại để đưa ra được phương án, chiến lược phù hợp nhất cho website của bạn. Đây là một trong những phương án hỗ trợ cho chiến lược phát triển kinh doanh thực tế nhất. Bởi vì chính khách hàng của bạn là người quyết định trực tiếp đến mức tăng tỉ lệ chuyển đổi đối với trang web của doanh nghiệp bạn đang sở hữu.

Yêu cầu để thực hiện phương pháp này đó là website bạn phải đáp ứng đủ đã có số lượng người tiếp cận nhiều và ổn định, đảm bảo thời gian đủ lâu để khách hàng có thể đánh giá công tâm và khách quan nhất. Khi tạo A/B Testing, bạn nên chỉ nên tạo một mục mà bạn thấy rằng nó nổi bật nhất và muốn test hơn cả để thực hiện các bước khảo sát.

Tích hợp live chat

Live Chat gần giống như một phím tắt, nút liên hệ tiện lợi. Chỗ phần nút liên hện này sẽ giúp trang web bạn trông trở nên chuyên nghiệp hơn, tạo cảm giác tin tưởng cho khách hàng. Thực tế không phải ai cũng nhấn vào nút liên hệ này, nhưng bạn có thể thấy, nó ở đó làm nhiệm vụ giống như một chiếc cổng nối mở ra sự giao tiếp gần gũi hơn giữa người mua và người chủ.

Khách hàng có thể tương tác trực tiếp ngay với doanh nghiệp bạn nhanh chóng khi họ có vấn đề cần tư vấn, giải đáp hoặc thậm chí hợp tác hay mua hàng. Từ đó bạn cũng dễ dàng khắc phục được những thiếu sót từ phản hồi của khách hàng để cải thiện trang web mình tốt hơn.

Lời khuyên hữu ích

Bạn nên hiểu rằng đây là những nền tảng chung hiệu quả nhất được xây dựng dựa trên kiến thức công nghệ và kinh nghiệm nếu bạn muốn tăng tỉ lệ chuyển đổi, cũng như để bạn xem xét vận dụng nó linh hoạt hợp lý chứ không phải áp dụng một cách cứng ngắt vào hệ thống vận hành của trang web. Tùy vào điều kiện hoạt động hiện tại của website mà bạn quyết định chọn lựa phương pháp nào cho phù hợp nhất. Hơn thế nữa, tỉ lệ chuyển đổi chỉ là một phần chứ không phải là yếu tố quyết định hoàn toàn, tất cả cho sự thành công của website bạn.

Kết luận

Nhìn chung, bạn kiểm tra xem chính xác thì mình đang ở đâu trong chiến lược landing pages của mình. Và từ đó, chọn lọc những giải pháp thông minh để thay đổi tốt hơn, điều đó sẽ giúp bạn vượt qua được nhiều đối thủ cạnh tranh “nặng ký”. Hy vọng với bài viết chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu được nhiều hơn về conversiton rate là gì và những cách thức giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi để có những lựa chọn mới, phù hợp khi có nhu cầu thiết kế website của mình. Chúc các bạn luôn thành công !

 

Thông tin liên hệ

Website: www.thietkewebsitedongthap.com
Hotline: 0357.592.458 – 0945.996.684 (Zalo/Viber/Whatapp)
Email: info@thietkewebsitedongthap.cominfo@tranhait.com
Skype: tranngocleha@outlook.com
Địa chỉ: Số 11, Đường Nguyễn Thị Lựu, Phường 4, Tp. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *